Hậu quả Khủng_hoảng_chính_trị

Các cuộc khủng hoảng chính trị với nguồn gốc nội tại của một quốc gia thì khủng hoảng chính trị có thể là nền tảng để giải quyết các mâu thuẫn giai cấp mà mục tiêu cao nhất là thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thiết lập nền chuyên chính mới và sử dụng chuyên chính đó để xây dựng xã hội mới. Điều đó khiến cho kết quả cuối cùng là có thể lập nên được một thể chế tốt hơn hay là sự thống nhất chính trị.

Với các cuộc khủng hoảng chính trị khởi nguồn có dấu hiệu can thiệp từ bên ngoài thì mục tiêu thường là khiến đất nước thù địch diễn ra cảnh hỗn loạn, mất ổn định, làm đổ vỡ nền kinh tế, làm cho quốc gia thù địch đó luôn trong tình trạng bất ổn, hay phụ thuộc vào quốc gia can thiệp.

Kịch bản có thể có sau khủng hoảng chính trị[1]:

- Những bất ổn mọi mặt về an ninh, kinh tế xã hội kéo dài…có thể lây truyền, kéo đất nước xuống sâu tăm tối, loạn lạc, đặc biệt khi trong lòng nó chưa sẵn có những lực lượng xã hội chính danh có tính tổ chức cao với cương lĩnh tiến bộ và đủ uy tín rộng rãi hòng có thể kịp thời đứng lên phất cờ góp phần quan trọng chấn chỉnh và xây dựng mới tốt hơn.

- Rơi vào ảnh hưởng có tính chi phối của một quốc gia nào đó mà trở thành: mặt trận, vùng đệm, quân cờ, lực lượng, thế trận. Do họ bị giật dây bởi sức mạnh quyền lực mềm, những cương tỏa về chính trị và kinh tế mang tính “nô dịch” của thời đại “đế quốc mềm”. Điều này sẽ khó gỡ và nguy hiểm hơn nhiều so với tình cảnh thuộc địa cổ điển.

- Một chính quyền mới rồi sẽ phải ra đời, với những sửa đổi hiến pháp, cải cách kinh tế xã hội toàn diện với những cam kết rõ ràng mạnh mẽ với nhân dân và quốc tế. Nhưng nói chung sẽ rất yếu đuối và tự phân thân khi phải nhận rất nhiều sự trợ giúp của nhiều nước khác…Những lĩnh vực kinh tế cốt lõi của đất nước sẽ tuột khỏi tay doanh nghiệp trong nước.